Thứ 2 - Thứ 7 : 8.00 - 18.00 079 285 2268 antm@ivn.com.vn
iVN > Tin tức & Videos > Tin tức > Tấm Compact HPL là gì? Cấu tạo – Phân loại – Ưu điểm

Tấm Compact HPL là gì? Cấu tạo – Phân loại – Ưu điểm

Rate this post

Tấm Compact HPL luôn là loại vật liệu được ưu tiên sử dụng trong công trình xây dựng, đặc biệt là nhà vệ sinh. Vách ngăn sử dụng tấm dạng này vừa hiện đại, thẩm mỹ lại tiết kiệm chi phí. Hôm nay, hãy cùng iVN đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về loại vật liệu này nhé. Thông qua các thông tin về cấu tạo – phân loại – ưu điểm, bạn sẽ biết vì sao tấm Compact HPL luôn là lựa chọn tối ưu cho công trình.

Tấm CompactTấm Compact HPL

Tấm Compact HPL là gì?

Tấm Compact HPL là tấm vật liệu cứng lõi đặc, được sử dụng phổ biến trong xây dựng và nội thất. Compact HPL là từ viết tắt của Compact High Pressure Laminate. Chúng ứng dụng được hầu hết trong các công trình cần vách ngăn để phân chia như vách ngăn nhà vệ sinh, vách ngăn văn phòng,…

vách ngăn nhà vệ sinh mầm non

Vách ngăn nhà vệ sinh trong trường mầm non

Bảng màu tấm compact (3)

Vách ngăn nhà vệ sinh trong trung tâm thương mại

Cấu tạo tấm Compact HPL

Khi cầm tấm Compact HPL bạn sẽ thấy độ cứng chắc chắn của phần lõi vì được nén ép ở mật độ cao. Vì tấm Compact HPL được cấu thành bởi nhiều lớp vật liệu, ở giữa là giấy kraft được nén ép, bên ngoài là giấy màu trang trí cố định và bề mặt trong suốt. Các lớp chi tiết của tấm Compact như sau:

  • Lớp trên cùng (overlay): Đây là một lớp trong suốt, có tác dụng bảo vệ cho bề mặt vách ngăn Compact HPL khỏi những tác động bên ngoài.
  • Lớp giấy trang trí (decorative paper): Đây là lớp quyết định màu sắc và hoa văn cho vách ngăn Compact HPL. Sau khi in hoa văn sẽ được nhúng keo MUF.
  • Lớp lõi (lớp giấy kraft): được làm từ nhiều lớp giấy kraft, nhúng keo phenolic và nén ép ở nhiệt độ 150 độ C với áp suất 1430psi, tạo nên một vật liệu với độ cứng cao và độ bền vượt trội hơn so với các sản phẩm khác.
  • Lớp đáy (lớp ổn định): Lớp đáy dưới cùng của vách ngăn Compact HPL có cấu tạo giống lớp thứ 2 đó là làm từ giấy nhúng keo MUF. Việc 2 lớp trên dưới của lớp lõi giấy kraft có cấu tạo giống nhau sẽ giúp ổn định cấu tạo chung của vách ngăn Compact HPL.

cấu tạo của tấm CompactCấu tạo của tấm Compact HPL

Tấm Compact HPL có độ dày phổ biến là 12mm và 18mm. Tuỳ chi phí đầu tư và loại môi trường của dự án mà  nhà đầu tư lựa chọn độ dày thích hợp cho vật liệu. Ví dụ: ở môi trường có tần suất sử dụng thiết bị vệ sinh, ẩm mốc cao độ, chịu lực cao thì khách hàng thường sử dụng tấm 18mm để có lợi về mặt đầu tư, giảm thiểu chi phí sửa chữa.

Phân loại tấm Compact HPL hiện nay trên thị trường

Hiện nay, các công trình xây dựng rất đa dạng về nhu cầu sử dụng vách ngăn. Theo xu hướng đó, tấm Compact HPL cho ra nhiều loại vách ngăn để đáp ứng theo từng mong muốn khách hàng, cụ thể được phân loại như sau:  

  • Tấm Compact HPL Loại 1: Làm từ giấy kraft, có bề mặt láng mịn do được phủ laminate, tỷ trọng là 1.8g/cm3 và trọng lượng 18kg/m2. Tấm Compact loại 1 có khả năng chống nước 100%, thường bề mặt của mép cắt có màu đen, cứng và rất mịn. Chúng khá nặng, chịu lực tốt, chắc tay và phải dùng lưỡi cắt chuyên dụng. 

  • Tấm Compact HPL Loại 2: Tấm loại này có bề mặt sần sùi do không được phủ laminate, tỷ trọng chỉ 1.3g/cm3, trọng lượng 13kg/m2, so Loại 2 có khối lượng nhẹ hơn loại. Loại 2 khả năng chống nước 65%,  dễ phồng rộp, ngấm nước. Tấm này cắt dễ và thường có nhiều bụi hơn. Mép cắt xốp, mỏng, khả năng chịu lực kém.

  • Tấm Compact jawoco: Vì được làm từ nhựa phenolic nên khả năng chịu nước là 100%, nhưng độ dày thấp hơn tiêu chuẩn từ 10.5mm – 11.4mmm nhưng rất dễ bị biến dạng, làm công trình nhanh xuống cấp.

  • Tấm compact density fiberboard (gọi tắt là cdf): Tạo thành từ bột gỗ ép keo, khả năng kháng nước rất kém. Thời gian sử dụng từ 6 – 12 tháng nếu không xử lý cạnh cẩn thận.

Tại iVN ngoài tấm Compact HPL còn có các loại tấm Compact khác như Compact Maica, Compact Formica, Compact Polytech. Bạn có thể tìm hiểu tham khảo thêm về các loại vật liệu này cho công trình xây dựng của mình.

Màu sắc tấm Compact HPL 

  • Màu trơn: Là loại tấm một màu, trong các loại màu trơn thì màu ghi/kem được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất, cùng giá thành rẻ hơn so với các loại khác.

Màu trơn tấm Compact HPLMàu sắc trơn tấm Compact HPL

  • Màu vân gỗ: Là loại tấm có thiết kế giống vân của gỗ, màu sang trọng phù hợp với nhiều không gian, tấm Compact HPL màu vân gỗ có giá đắt hơn.

bảng màu vân gỗ Compact HPL

Màu sắc vân gỗ tấm Compact HPL

Cả hai loại đều đa dạng màu sắc (hơn 50 màu), tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng người dùng có thể lựa chọn loại vách ngăn Compact HPL phù hợp.

Vách ngăn vệ sinh CompactVách ngăn vệ sinh Compact

Ưu điểm tấm Compact HPL

Từ những cấu tạo đặc biệt nói trên, tấm Compact HPL được ưu tiên sử dụng trong các công trình do có những ưu điểm nổi trội sau:

  • Độ bền tốt: Chịu nước 100%, chống nấm mốc, chịu nhiệt tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng khả năng bền màu và nếu bảo quản tốt tuổi thọ sử dụng có thể lên đến năm.
  • Tính thẩm mỹ: Với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí, tấm Compact HPL đem lại sự lựa chọn đa dạng cho các dự án xây dựng và trang trí nội thất.
  • Dễ vệ sinh: Bề mặt laminate trơn nhẵn giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng, đảm bảo sự sạch sẽ và tiện lợi cho người sử dụng.
  • Chống va đập: Tính giãn nở đàn hồi, chống co kéo và chống biến dạng của tấm Compact HPL có lõi cứng chịu được lực va đập, ít biến dạng
  • Tiết kiệm chi phí: So với các sản phẩm dùng gỗ thật, nhôm, tấm Compact HPL có giá thành tiết kiệm hơn.

Do đó vách ngăn Compact HPL trở thành lựa chọn hàng đầu trong các công trình yêu cầu độ bền cao và tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng tấm Compact HPL

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các công trình sử dụng tấm Compact HPL ở khắp mọi nơi như nhà vệ sinh công cộng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, nhà máy, quán cafe, nhà hàng,…. 

Cụ thể được dùng trong:

  • Nội thất: Mặt bàn, mặt ghế, tủ, giường, kệ đựng đồ, làm tủ locker, trần nhà,…
  • Vật liệu xây dựng: làm vật liệu để ốp tường, sàn và trần nhà,…
  • Vách ngăn: vách ngăn nhà vệ sinh, vách ngăn văn phòng, phân chia các khu vực,…

Trong các ứng dụng trên thì tấm Compact HPL được sử dụng phổ biến nhất là dùng cho vách ngăn vệ sinh, thường được gọi là vách ngăn Compact HPL.

Ứng dụng của tấm Compact HPLỨng dụng của tấm Compact HPL

Nhược điểm tấm Compact HPL

Ngoài những ưu điểm nổi trội thì tấm Compact HPL cũng có những hạn chế, điển hình là độ dày. Điều này có thể làm giảm đi khả năng chịu lực và chịu va đập của sản phẩm. Các công trình thi công nhà ở nếu sử dụng Compact HPL nên cân nhắc chọn loại dày hơn là loại mỏng.

Vách ngăn Compact HPL phân phối bởi iVN

iVN là đơn vị uy tín chuyên cung cấp và lắp đặt các loại vách ngăn vệ sinh, đặc biệt là vách ngăn nhà vệ sinh compact HPL chính hãng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này chúng tôi luôn sẵn cung cấp các loại tấm Compact chất lượng hàng đầu thị trường. 

Tiêu biểu các công trình đã tham gia như Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tòa nhà BRG-Hà Nội, Toà nhà Sài Gòn Plaza Lê Thánh Tôn Q1, Bệnh viện Quy Hoà – Bình Định, Sân bay Phù Cát- Bình Định, Sân bay Cam Ranh- Khánh Hoà,…

Bạn tham khảo bảng giá vách ngăn Compact mới nhất của chúng tôi tại đây. Hoặc liên hệ

nhận báo giá iVN

Tổng kết

Qua bài viết trên, bạn đọc đã có cái nhìn rõ về tấm Compact HPL là gì? Cấu tạo, phân lại, ưu điểm và ứng dụng của loại này. Cũng giải thích được tại sao Compact HPL lại được ưa chuộng trong các công trình xây dựng như vậy. 

Hãy liên hệ ngay với iVN để được tư vấn nhanh nhất:

Thông tin chi tiết

CÔNG TY TNHH XNK TM VÀ XD TÔI VIỆT NAM

Địa chỉ: 55/4G Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: antm@ivn.com.vn

Hotline: 079 285 2268

nhận báo giá iVN

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH XNK TM VÀ XD TÔI VIỆT NAM

Địa chỉ : 55/4G Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: antm@ivn.com.vn
Hotline : 079 285 2268

DMCA.com Protection Status

0792852268