Thứ 2 - Thứ 7 : 8.00 - 18.00 079 285 2268 antm@ivn.com.vn
iVN > Tin tức & Videos > Tin tức > Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Rate this post

Khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật, người thi công cần đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, hỗ trợ họ được sinh hoạt thoải mái và ngăn ngừa các trường hợp té ngã, tai nạn nghiêm trọng. Trong bài viết này, cùng iVN khám phá các quy tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật.

Đường dốc, lối ra vào nhà vệ sinh

Đường dốc

  • Độ dốc cho phép từ 1/10 đến 1/33.
  • Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 1000mm.
  • Bố trí chiếu nghỉ khi chiều dài đường dốc lớn hơn 9000mm. Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2000mm và ở các khoảng cách đều nhau không quá 9000mm.
  • Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn.

Đường dốc, lối ra vào nhà vệ sinh

Lối ra vào

  • Lối ra vào có bậc phải đảm bảo những yêu cầu sau:
  • Chiều cao bậc cho phép 120mm đến 160mm.
  • Bề rộng mặt bậc cho phép 300mm đến 400mm.
  • Không dùng bậc thang hở.
  • Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng.
  • Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn.

Đường dốc, lối ra vào nhà vệ sinh

Bệ xí nhà vệ sinh đạt chuẩn

  • Phòng vệ sinh cho người tàn tật phải được lắp đặt xí bệt. Có thể dùng rèm kéo hoặc các tấm ngăn để phân cách với các bộ phận khác.
  • Độ cao lắp đặt bệ xí cách mặt sàn từ 400mm đến 450mm. Khoảng cách từ mép trước của bệ xí đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 760mm. Khoảng cách từ đường trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất không nhỏ hơn 460mm.

Bệ xí nhà vệ sinh đạt chuẩn

Lắp đặt chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật

Chiều cao lắp đặt chậu rửa trong khu vệ sinh không lớn hơn 800mm từ phần cao nhất từ mép chậu đến mặt sàn. Chiều rộng của chậu rửa và phần xung quanh không nhỏ hơn là 600mm. Chậu rửa và mặt bằng xung quanh được điều chỉnh phù hợp có độ cao từ 800mm. Độ sâu của chậu rửa tối đa 165mm. Chậu rửa nhiều khoang có ít nhất một khoang theo quy định này. Phía dưới chậu rửa sẽ không được có bề mặt sắc nhọn hoặc thô ráp.

Lắp đặt chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật

Tay vịn nhà vệ sinh chất lượng, dễ nắm

  • Tay vịn nhà vệ sinh phải có ở mỗi bên của bất kì đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc.
  • Tay vịn phải dễ nắm và được liên kết chắc chắn với tường. Nên dùng tay vịn tròn đường kính từ 25mm đến 50mm và được lắp đặt ở độ cao 900mm so với mặt sàn. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn đến tay vịn là 750mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40mm. 
  • Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu của tường để người khuyết tật dễ phân biệt.
  • Trong trường hợp bố trí hai tay vịn một bên thì cao độ tay vịn trên là 900mm, cao độ tay vịn dưới là 650mm tính từ mặt sàn.

Tay vịn nhà vệ sinh chất lượng, dễ nắm

Nếu bạn có nhu cầu mua tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hãy liên hệ với iVN để được tư vấn miễn phí nhé!

iVN là đơn vị cung cấp và thi công trọn gói tay vịn nhà vệ sinh có hơn 10 năm kinh nghiệm. Sản phẩm của iVN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt chuẩn cùng với đội ngũ nhân công chuyên nghiệp, cam kết sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

>>Xem chi tiết sản phẩm tay vịn nhà vệ sinh tại đây

Trên đây là tổng hợp các lưu ý quan trọng trong thiết kế nhà vệ sinh cho khuyết tật. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm các mẹo hữu ích để thiết kế không gian nhà vệ sinh cho người khuyết tật trở nên thoải mái và an toàn! Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.

Đối tác của chúng tôi

CÔNG TY TNHH XNK TM VÀ XD TÔI VIỆT NAM

Địa chỉ : 55/4G Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: antm@ivn.com.vn
Hotline : 079 285 2268

DMCA.com Protection Status

0792852268